Wednesday, November 14, 2007

Tình người trong cơn lũ dữ.

Trên chuyến xe Thơ từ Vũng Tàu trở về cùng các anh em thân hữu,tới Ngã ba Vũng Tàu tôi đón xe đi thẳng miền Trung.Chuyến đi này anh em trong CLB Nhà báo Tự do đã định thực hiện ngay khi lũ lụt tràn về miền Trung nhưng rồi những vụ đình công liên tục của công nhân tại các khu công nghiệp đã thu hút hết lực lượng nhỏ bé của chúng tôi nên hôm nay chúng tôi mới thực hiện được chuyến đi muộn màng này.
Chúng tôi muốn có mặt tại miền Trung,nơi xảy ra thiên tai để thăm hỏi bà con nông dân vùng lũ,chia sẻ những khó khăn mất mát,giúp đỡ những trường hợp khó khăn và tìm hiểu cuộc sống của người dân sau lũ ,đồng thời đưa tin và hình ảnh của những vùng quê rất đẹp nhưng còn nghèo của chúng ta đến bạn đọc.
Nhân chuyến đi này,các bạn du học sinh trong Tập hợp Thanh niên Dân chủ cũng nhờ tôi chuyển đến những gia đình khó khăn vùng lũ những món quà nhỏ do anh chị em quyên góp gửi về.

Tôi lên xe tối ngày 24-10.Từ Long Khánh trời đã mưa tầm tã.Suốt đêm 24 đến sáng ngày 25-10 mưa ngày càng dữ dội,nước mưa quất ràn rạt trên thành xe,đêm tối và mưa quá lớn khiến tầm nhìn hạn chế.Tài xế phải cho xe tấp vào một quán nhỏ nghỉ tạm hơn một giờ.Sáng ra đến Ninh Thuận thấy nước ngập trắng đồng ở cả hai bên đường,từ Ninh Thuận tới Cam Ranh các dòng suối đục ngàu phù sa,nước dâng cao chảy cuồn cuộn.Một số cây cầu nhỏ bị hư hại phải đi bằng cầu tạm hoặc đường tránh. Những con sông nước dâng cao ngập cả vào đồng không còn thấy rõ đâu là sông,đâu là bờ nữa. Anh em ở nhà theo dõi tin tức báo cho biết lũ đang lên nhanh ở Quảng Nam.

5h Sáng ngày 26-10 tới Đồng Hới,tôi đến thăm nhà một người bạn để hỏi thông tin về vùng lũ.Người bạn nhiệt tình cùng tôi lên đường ngay buổi sáng hôm đó.Nơi đến là xã Châu Hóa huyện Tuyên Hóa cách Đồng Hới 60km về phía bắc. Trong trận lũ vừa qua Châu Hóa bị ngập nặng nhất và đã có mấy người chết .Chúng tôi quyết định đi bằng xe máy để tiện di chuyển khi đến thăm nhà bà con bị nạn.

Sáng vội đi gấp nên khi tới chợ Cuồi mới tranh thủ ăn sáng,nhân tiện hỏi thăm đường sang Châu Hóa.Chị chủ quán nhiệt tình chỉ dẫn và kể lại trận lụt vừa qua.Chị phải đứng lên một chiếc ghế để


DSC03464 [800x600]
chỉ mức nước ngập vẫn còn ngấn ở trên tường.
DSC03470 [800x600]
Xuống đò sang Châu Hóa
DSC03472 [800x600]
Hỏi thăm địa chỉ những gia đình khó khăn
DSC03473 [800x600]
Cây cổ thụ bật gốc ở bến đò-minh chứng cho cơn lũ dữ
DSC03474 [800x600]
Bên kia sông Gianh là Châu Hóa
DSC03476 [800x600]
Con sông Gianh hiền hòa này đã từng nổi giậnDSC03478 [800x600]
Xuống phà qua xã Châu Hóa.
DSC03479 [800x600]
Vạn đò sông Gianh
DSC03486 [800x600]
Đầu thôn Thôn Lâm Lang,nơi hứng chịu nhiều thiệt hại nhất ở đầu khúc quanh của dòng sông Gianh.Nước từ thượng nguồn đổ về mang theo nhiều cây gỗ lớn đập thẳng vào những nhà ở đầu thôn...
DSC03491 [800x600]
Những bụi tre gai lớn bị nước lũ nhổ bật gốc cuốn đi.
DSC03529 [800x600]
Sau nhiều ngày còn nằm rải rác khắp làng
DSC03530 [800x600]
Bụi tre gai có đường kính gần 3m cũng bị nhổ bật gốc
DSC03532 [800x600]
Cây rác mắc vào những bụi tre gai...
DSC03533 [800x600]
cho thấy mức nước ngập trên đường làng cao gần 4m.
DSC03534 [800x600]
Từ đường làng xuống tới mực nước sông hiện tại khoảng 3m nữa...
DSC03535 [800x600]
Chỉ trong vòng mấy tiếng trong đêm,con sông Gianh đã dâng cao
gần 7 m nước nhấn chìm cả xã. DSC03536 [800x600]
Sau nhiều ngày khắc phục hậu quả
DSC03495 [800x600]
Trẻ em đã đi học lại.
Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là bác Khởm,cán bộ hưu trí.Trong trận lũ vừa qua gia đình bác gặp nhiều khó khăn.Bác đông con,hoa màu lương thực mất sạch nên chính quyền địa phương đã giúp đỡ mỗi nhân khẩu 20kg gạo và mỗi hộ một tấm chăn hoặc xoong nồi

Bác cũng là người nắm rõ những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương nên chúng tôi nhờ bác đưa đi thăm các gia đình khó khăn để giúp đỡ.
DSC03502 [800x600]
Bác Khởm dẫn chúng tôi đến thăm mẹ Khang,một gia đình khó khăn
DSC03503 [800x600]
Cô gái chỉ mức nước ngập trong nhà
DSC03505 [800x600]
Thay mặt THTNDC tặng mẹ chút quà nhỏ bé
Bác Khởm cũng đưa chúng tôi đến nhà bác Huê mẹ của anh
Hoàng Gia Khánh.Người đã vượt lũ dữ trong đêm cứu được hai chị em Ngô Thị Dung và Ngô Thị Huyền. DSC03514 [800x600]
Bằng những phương tiện thô sơ này anh Khánh đã cứu được hai chị em Dung và Huyền
DSC03515 [800x600]
Báo Quảng Bình đã có bài viết về Khánh DSC03508 [800x600]
Hội LHTNVN tỉnh Quảng Bình cũng tặng giấy khen
và 150 ngàn đồng
DSC03518 [800x600]
Thay mặt THTNDC tặng bác chút qua nhỏ 1.000.000 đ DSC03545 [800x600]
Rời nhà bác Huê,chúng tôi tìm tới nhà anh Ngô Khắc Huynh. Trên nền nhà cũ đã xây nên một căn nhà nhỏ bằng gạch babanh.Đây là trích đoạn từ báo QBOL về trường hợp của gia đình anh:

23h, ngôi nhà của gia đình anh Ngô Khắc Huynh (thôn Lâm Lang) ở gần bờ sông bị nước cuốn trôi. Lúc này trong nhà có hai vợ chồng và con gái thứ ba. Dòng nước xiết và màn đêm đã cuốn trôi hai vợ chồng và đứa con gái anh Huynh. Nhiều người dân đã lao vào dòng nước để cứu nhưng bất lực...


Chiều ngày 8/8/2007, xác anh Huynh được tìm thấy. Trên nền ngôi nhà cũ đã bị nước cuốn trôi hoàn toàn, bàn thờ anh Huynh được dựng lên.


Không một tấm hình, không một di vật của người đã chết, mọi thứ trong nhà đều bị hà bá cuốn đi. 10h sáng nay (09/08), lễ đưa ma diễn ra trong không khí ảm đạm, tang thương. Một đám tang vội trong cảnh đổ nát.

Bà con hàng xóm đến thắp nén hương cho anh Huynh, an ủi mấy đứa nhỏ mà không ai cầm được nước mắt. Ông nội của các cháu, nay đã 80 tuổi nói: “Thương mấy đứa nhỏ lắm các chú ơi. Bây giờ không nơi nương tựa, ông bà nội ngoại đều già cả rồi”.


Sau hai đêm và một ngày, vẫn chưa có thông tin gì về vợ của anh Huynh là chị Trương Thị Tuyết (42 tuổi) cùng con gái thứ ba Ngô Thị Trang (12 tuổi). Ba người con còn lại của anh chị đều đang nhỏ tuổi. Con đầu Ngô Thị Nhung đang học lớp 11, hai đứa sau lần lượt là Ngô Thị Trinh (học lớp 9) và Ngô Thị Huyền (học lớp 5). Hiện các em đang ở với ông bà nội đã trên 80 tuổi.


DSC03553 [800x600]

ông bà ngoại của ba chị em Dung ,Trinh ,Huyền

Chiều nay chị em Dung đều đi học,chúng tôi vào trường cấp 1 của xã để gặp em Huyền.Nghe em thầm thì kể lại chuyện kinh hoàng trong đêm đó tôi hỏi em:Nếu cho con một điều ước-con sẽ ước gì?Em nói trong nước mắt:Con ước cho bố mẹ và chị con sống lại!


DSC03562 [800x600]
Em Ngô Thị Huyền

Khi chúng tôi chuẩn bị lên đò qua sông thì gặp Khánh ,chúng tôi ngồi ngay trên bờ sông nói chuyện.



Anh Hoàng Gia Khánh


Anh Khánh kể lại đêm kinh hoàng đó :


Lúc đó khoảng 23h30 ngày 7-8 gia đình tôi đã ngập sâu. Cả nhà cùng ngồi trên nóc để trú ẩn, thì tôi phát hiện được tiếng kêu cứu, tôi mới kêu lại hỏi ở mô đó và ngồi trên cái chi đó. Nghe tiếng trả lời , nhà tôi ngồi trên cái nhà ha. Khoảng cách nhà từ nhà tôi ra tới đó khoảng bốn trăm mét, nước đã lên tột đỉnh thớ rác cây cối trôi về nhiều. Khi tôi bơi phao ra gần tới, tôi bấm đèn lên tôi rất kinh sợ. Tôi nghĩ trong người. Ở trong nhà tôi hỏi thì nói ngồi trên cái máy nhà trôi, ra đây thì chẳn thấy nhà cửa đâu cả, tôi nghĩ nhà trôi thì nỗ sao chẳng thấy gì cả, mà chỉ thấy hai em bé cả hai đếu mặt áo phong xanh mặt tái chợt tóc tai lũ lượt nước thì ngang ngực giống như hai cái bong ma đang đứng trên nước vậy. Tôi mới hỏi bây người hay ma rứa bây. Hai em mới trả lời các em không phải là ma cứu các em với. Lúc đó tôi mới đỡ sợ, tôi bơi phao lại gần tôi mới biết đúng là cái nhà thật. Nhà trôi nhưng không nổi không chìm mà trôi lềnh đềnh. Tôi nói, giờ hai đứa bu hai bên phao để anh bơi vào làng. Đứa bé lớn hơn nói, cho em ngồi lên phao với kẻo em liệt rồi không ôm phao được nữa. Khi đó tôi chế phao cho em ngồi lên phao cùng tôi. Còn em lớn hơn tôi bảo dù có sống hay chết em cứ bám phao để anh bơi vào làng. Khi ba chúng tôi rời chổ nơi hai em đang đứng. Tôi cố sức bơi vào nhưng vì lực cản cùa em bé nằm dưới nước và nước chảy quá mạnh thế bất cập, tôi không bơi được nữa. Lúc đó tôi mới kêu cứu vừa kêu vừa động viên hai em cố gắng lên em cố gắng bám chặt vào phao đừng thả tay. Khi đó trong làng có tiếng kêu cứu ra cũng nhiều, vì nhà thấp kêu nhà cao, trong đó có tiếng máy đò nổ, nổ lại tắt. Sau đó tôi mới biết đò bị mắc cây. Chúng tôi đã bị nước cuốn trôi về về tới gần ga Lệ Sơn. Tôi vừa kêu vừa nói với người em nhỏ cùng ngồi trên phao với tôi " Em kêu chung với anh kẻo mình anh kêu họ không tin." Khi đó, tiếng máy đò lại nổ lại, tôi động viên hai em cố gắng lên mình sống không chết nữa đâu, có người cứu mình rồi. Tôi bảo em nhỏ pha đèn về phía đò cho họ biết để họ chạy về phía mình. Khi đò đã đến gần, chúng tôi được cứu và tôi được biết đò đó là đò của anh Tâm và cùng đi theo với anh là anh Ngọc làm cung hầm ở ga Lệ Sơn. Anh Tâm là người nuôi cá lồng trú ẩn lũ ở hầm Lệ Sơn. Anh Tâm và anh Ngọc đã lên ở làng giúp bà con chuyển từ nhà thấp lên nhà cao. Nghe tiếng kêu cứu của chúng tôi hai anh mới chạy đò ra cứu. Khi chúng tôi được cứu ra tôi mới nói với anh Tâm, giờ cho hai em ở lại lòng cá và thay áo quần cho em hai và sưỡi ấm cho hai em đã kẻo chết lạnh, nước hạ đã rồi cho hai em lên nhà. Còn tôi một giá nào cũng cho em lên nhà kẻo gia đình trong. Khi tôi lên đến nhà đã gần hai giờ sáng.

No comments: